Đường ngập nước do mưa lũ, đây là việc không hề hiếm gặp trên đường phố Hà Nội hay bất cứ tuyến đường nào. Cánh tài xế, nhất là tài xế taxi di chuyển thường xuyên, cần trang bị một số kinh nghiệm lái xe qua đường ngập nước để tránh sự cố và rủi ro không đáng có.
Đánh giá độ sâu vùng ngập nước
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong các kỹ thuật lái xe qua đường ngập nước đó chính là đánh giá độ sâu của vùng ngập. Nếu không đánh giá độ sâu vùng ngập và cho xe đi thẳng vào vùng ngập, chẳng may gặp vùng nước sâu sẽ gây ra tình trạng thủy kích khiến xe bị chết máy giữa đường.
Mỗi dòng xe có thiết kế và kết cấu khác nhau từ đó khả năng lội nước cũng khác nhau. Khả năng lội nước của xe tùy thuộc vào vị trí của ống hút gió, vì nếu nó nằm ở vị trí cao hơn mặt nước thì sẽ khó tràn vào bên trong. Với những xe có ống hút gió thấp, nước dễ dàng tràn vào và làm động cơ ngừng hoạt động, khả năng lội nước thấp.
Trong trường hợp thấy đường ngập nước, an toàn nhất, tài xế không nên di chuyển qua mà hãy chọn lộ trình khác an toàn hơn nếu có thể. Nếu xe di chuyển vào đường ngập chết máy, hoặc bị ngập khi đang đỗ, tài xế không nên cố gắng đề nổ lại bởi sẽ dẫn tới thuỷ kích. Khi đó, chi phí sửa chữa cũng rất cao.
Giữ đều ga, không tăng/giảm tốc độ đột ngột
Để lái xe đường ngập mà không chết máy, tài xế nên giữ ga đều tay, chạy tốc độ trung bình, lưu ý là không chạy quá nhanh cũng không nên chạy quá chậm. Tuyệt đối không được tăng ga hay giảm ga đột ngột, nếu tăng giảm ga đột ngột nước sẽ dễ dàng tràn vào khoang máy thông qua lưới tản nhiệt hay tràn vào ống xả.
Tài xế lái xe trong điều kiện trời mưa đường ngập tuyệt đối giữ xe di chuyển với tốc độ trung bình không dừng lại giữa đường. Trong trường hợp bắt buộc phải dừng xe, thay vì giảm ga tài xế nên giữ đều ga kết hợp với đạp phanh. Việc đồng thời đạp phanh và đạp ga sẽ tránh tình huống xe chết máy giữa đường.
Tắt điều hòa, hạ cửa sổ
Tài xế nên tắt điều hòa và hạ kính cửa sổ xe khi quyết định cho xe chạy vào vùng ngập. Tắt điều hòa, quạt gió ở khoang máy sẽ dừng hoạt động hạn chế tình trạng hút nước đi sâu vào khoang máy. Tắt điều hòa còn giúp giảm tải cho động cơ, giúp xe tập trung toàn lực để vượt qua vùng ngập.
Có thể hạ kính để không khí lưu thông và để tránh trường hợp bị ngộp khi tắt điều hòa trong xe. Ngoài việc tắt điều hòa, tài xế nên tắt luôn các thiết bị điện không cần thiết lúc đi qua vùng ngập như màn hình DVD, loa…
Không đi song song với xe khác
Khi lội qua đoạn ngập sâu rất dễ tạo ra sóng mạnh, điều này không chỉ khiến xe của chúng ta gặp khó mà còn ảnh hưởng đến các phương tiện khác lưu thông trên đường như xe máy, xe đạp. Do vậy, ngoài hạn chế đi nhanh, lái xe cũng nên tránh việc đi song song quá gần với xe khác.
Ngoài ra, khi 2 xe chạy ngược chiều quá gần hoặc cố tình vượt một xe khác trên đường sẽ xảy ra trường hợp bị tạt nước lên kính lái gây “mù tạm thời”. Trường hợp này gây mất tầm nhìn trong một thời gian ngắn nhưng cũng rất nguy hiểm.
Bật đèn phù hợpĐèn có chức năng định vị giúp các phương tiện đi ngược chiều cũng như đi phía sau có thể quan sát tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu. Vậy nên khi trời mưa, ánh sáng yếu rất cần phải bật đèn (để chế độ chiếu thấp) cho dễ quan sát cũng như để các phương tiện khác dễ dàng nhận ra xe mình.
Nếu trời mưa rất to có thể bật thêm đèn khẩn cấp (hazard) để có độ nhận diện tốt hơn, đặc biệt khi chạy trên đường trường, đường cao tốc.
Giữ khoảng cách với xe phía trước, càng xa càng tốt
Lái xe qua đường ngập thường sẽ không chủ động như trong điều kiện bình thường. Việc gặp phải tình huống bất ngờ là đều quá quen thuộc, vì vậy tài xế nên giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, càng xa càng tốt. Hạn chế tình huống phải phanh gấp hay dừng xe giữa vùng ngập.
Đi số thấp
Trong điều kiện trời mưa đường ngập, tài xế nên chuyển về số thấp để an toàn khi lái xe. Khi lái xe ở số thấp lực kéo sẽ cao, thông thường chúng ta nên chuyển về số 1 hoặc 2 với xe hộp số sàn và chuyển về D1 hoặc dùng lẫy chuyển về số tay 1 hoặc 2 đối với xe hộp số tự động.
Kiểm tra xe sau khi đã đi qua vùng ngập nước
Khi thoát ra khỏi đoạn ngập nước nên nhấn phanh nhẹ nhàng để làm khô phanh và nhả phanh ra khi cảm thấy phanh đã bắt đầu “ăn”.
Ngoài ra, hãy dừng lại và xuống xe kiểm tra để đảm bảo không có túi nilon hay rác thải mắc vào lưới tản nhiệt hoặc các lá tản nhiệt bên trong.
Đồng thời cần kiểm tra lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa, hai vị trí này dễ bị lọt nước và ngấm nước. Nếu thấy có hiện tượng đọng nước cần gọi cứu hộ hoặc thợ kỹ thuật đến khắc phục. Tránh trường hợp nước bị hút vào trong động cơ gây thủy kích.
Việc giữ ga nhẹ ở một vòng tua nhất định trong vòng khoảng 30 giây sẽ giúp làm khô khoang động cơ một cách tự nhiên. Việc này cũng giúp loại bỏ những giọt nước còn đọng lại trong khoang máy không bị hút vào động cơ sau khi di chuyển.
Hãy thay dầu động cơ bởi nước có thể đã xâm nhập vào hệ thống. Làm sạch thảm xe để ngăn nấm mốc. Kiểm tra vòng bi bánh xe và toàn bộ hệ thống hoặc mang xe đến đại lý chính hãng để được kiểm tra bởi kỹ thuật viên có chuyên môn.
Xe ô tô bị rơi xuống nước, phải làm sao?
Khi xe rơi, nếu tài xế vẫn ở trong xe thì nhất định phải nắm được cách thoát thân sau.
Bước 1: Mở cửa sổ của xe ngay khi bạn có thể
Bước 2: Đập vỡ cửa kính. Phá kính hông xe, không phá kính trước vì sẽ làm xe chìm nhanh hơn.
Bước 3: Cởi bỏ bớt đồ gây vướng víu
Bước 4: Thoát khỏi xe
Bước 5: Thoát hiểm khi xe chìm hẳn. Nếu bạn không thể đập vỡ được cửa kính để thoát ra ngoài, đừng lo sợ. Giữ cho mình bình tĩnh. Đến khi nước ngập vào toàn bộ xe, áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng. Lúc đó bạn có thể thoát ra ngoài bằng cách mở chốt cửa xe gần nhất
Bước 6: Hãy rời chiếc xe và bơi về phía bề mặt càng nhanh càng tốt.
Bạn cũng có thể gọi xe thông qua hotline Noibaixetaxi247 được cài đặt trên smartphone. Hệ thống Taxi Nội Bài luôn sẵn sàng phục vụ tư vấn và giải đáp những thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi khi cần đặt xe qua hotline: 0908 585 286!